Làm thế nào để tăng tốc trang web WordPress là một chủ đề mà nhiều người quan tâm trong thời gian này.
Có rất nhiều kỹ thuật mà bạn có thể thực hiện để website của bạn tải nhanh hơn. Tuy nhiên, sau đây là 10 kỹ năng mà chúng tôi đã thực hiện nhiều lần thành công cho nhiều người.
Trước tiên cần tìm hiều một số vấn đề…
Vì sao chúng ta cần tăng tốc trang web WordPress?
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ trang web mà bạn cần quan tâm, trong đó những yêu cầu sau bạn cần lưu tâm:
- Các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google, đang đưa tốc độ tải trang là một trong những yêu cầu quan trọng để xếp hạng. Tất nhiên, trang nào load nhanh hơn sẽ được xếp hạng cao hơn các trang chạy ì ạch.
- Có thống kê của Google cho thấy rằng, website nào tải đến 3 giây thì sẽ bị mất lượng đọc giả 30%, tải đến 6 giây có thể mất 100% khách hàng. Và, bạn chắc không muốn mất đi khách hàng, đúng không nào? Vậy đó là lý do bạn phải tăng tốc ngay cho website WordPress của mình.
- Khách hàng thường ít kiên nhẫn để chờ đợi, vì họ mong muốn trang web tải nhanh trong vòng 1 – 2 giây. Nếu bạn đang thực hiện kinh doanh online thì tăng tốc cho trang web là cách để bạn có thể thu về được nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.
>>> Cách viết bài chuẩn seo để tăng thứ hạng.
Cách kiểm tra thời gian tải trang web:
Bạn cần kiểm tra thời gian tải trang trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào để có thể đối chiếu công việc tăng tốc. Tuy nhiên bạn cần biết rằng, tốc độ download tùy thuộc vào từng trang, thời điểm và hạ tầng internet đang sử dụng. Do vậy, bạn nên kiểm tra ở các thời điểm khác nhau để đảm bảo có giới hạn chuẩn.
Các yếu tố trên trang ảnh hưởng đến tốc độ như sau:
- Dung lượng trang web đó, nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhẹ hay nặng, 500KB hay 1000BK,
- Số lượng phản hồi ít hay nhiều trên trang, số lượng yêu cầu phản hồi nhiều thì chậm hơn,
- Khả năng lưu trữ trên bộ nhớ đệm của trang web, nếu bạn test trang đã có bộ nhớ đệm tốt thì tốc độ tải nhanh,
- Loại nội dung, tĩnh hay động, được dùng cho trang web đó, thường tĩnh sẽ nhanh hơn động.
Mọi người thường chọn trang chủ của website WordPress của mình để làm chuẩn cho việc tối ưu về khả năng tải. Vì trang chủ thường được đọc giả viếng thăm nhiều nhất, cũng là nơi liên kết đến hầu hết các trang khác. Chính vì vậy tốc độ của trang chính hết sức quan trọng so với toàn bộ web.
Các cộng cụ sau sẽ giúp công việc kiểm tra tốc độ tốt:
- Công cụ Pingdom: Kiểm tra được theo từng khu vực: Á, Âu, Mỹ, nhưng không không có khu vực Việt Nam, bạn nên chọn Asia Japan để kiểm tra cho khu vực Việt Nam
- Công cụ kiểm tra host: Bạn dùng để xem khả năng phản hồi của web, đây cũng là một trong những yếu tố xét cho khả năng tải của web. Công cụ này hiện đã loại bỏ Việt Nam ra ngoài danh sách. Tuy vậy, bạn có thế xem thông số ở Singapore để ước lượng so sánh cho Việt Nam.
- Công cụ kiểm tra tốc độ web: Giống như Pingdom cho phép bạn xem tốc độ tải trang theo từng nước. Nổi trội hơn là xem được lần khả năng tải lần 1, lần 2, lần 3 của trang. Nhưng nó cũng không có Việt Nam trong nước chọn kiểm tra, do vậy bạn chọn Singapore để ước lượng tốc độ cho Việt nam.
- Google speed test là công cụ của google. Tuy vậy, thông số đưa ra của công cụ rất chung chung. Nó không thực sự báo cáo tốc độ tải trang, nhưng bạn sẽ biết được rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trang web để tối ưu.
Và, bây giờ chúng ta đi vào cụ thể vào mục chính của bài là các cách để tăng tốc trang web WordPress:
1. Lựa chọn một mẫu WordPress nhẹ
Nhiều mẫu theme WordPress có nhiều hình ảnh, trình chiếu rất bắt mắt. Tuy nhiên, nhiều hình ảnh và các tác vụ khác thì trang web nặng hơn, và tất nhiên là tốc độ tải sẽ lâu hơn.
Do vậy, bạn cần chọn lựa một mẫu web nhẹ, được cấu trúc đơn giản cho trang WordPress.
Bạn hãy dùng công cụ kiểm tra tốc độ ở trên để xem khả năng tải và các phản hồi của yêu cầu (request) củ bản demo. Bạn chú ý nhiều hơn vào các yêu cầu, cấu trúc Java và CSS của mẫu xem thử nhiều hơn các yếu tố khác.
Mình đang dùng theme được mua trên themeforest.net. Bạn cũng có thể tìm rất nhiều mẫu thiết kế WordPress đẹp ở trên đấy. Gợi ý bạn có thể chọn là Newspaper, Voice Theme…
2. Chọn một hosting lưu trữ tốt
Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ tải đó là lưu trữ trang web WordPress. Có vẻ tốt khi chúng ta lưu trữ trang web trên hosting chia cung cấp lưu trữ, băng thông, email không giới hạn.
Tuy nhiên, khi lưu trữ chia sẽ thì bạn phải dùng cùng băng thông với nhiều người khác. Chính vì vậy, vào những lúc cao điểm có nhiều người sử dụng, băng thông thường bị chậm lại, giống như bị tắt đường. Đồng thời, nhiều nhà cung cấp hứa hẹn 99.9% thời gian hoạt động của server, tuy vậy, khả năng này không có mấy nơi làm tốt.
Trong thời điểm hiện tại, có nhiều nhà cung cấp đã giải được bài toán này bằng cách đưa ra các gói lưu trữ đám mây (hosting cloud). Do vậy, bạn có thể an tâm phần nào cho việc lưu trữ trang web của mình bằng cách chọn nhà cung cấp tốt. Bạn có thể mua hosting cloud tại các nhà cung cấp như fastcomet, hay sectorlink. Với 2 nhà cung cấp cloud chia sẻ này bạn không cần thiết lập kỹ thuật nào cho host.
Và, nếu muốn giảm lượng chia sẻ thì bạn chọn DigitalOcean, Amazon, Vultr (mình thích Vultr). Nhưng bạn phải cài đặt từ đầu với các nhà cung cấp còn lại. Vì đó là các VPS ảo hóa. Do vậy, nếu muốn dùng VPS đã cài đặt sẵn, bạn nên chon Cloudways. Bạn chỉ cần đăng ký là họ đã thiết lập các thông số cho bạn dùng WordPress.
3. Giảm kích thước và dung lượng hình ảnh
Hình ảnh là một thủ phạm chính làm gia tăng dung lượng bài viết, do đó làm chậm khả năng xem trang. Thế nên bạn cần chú ý đến dung lượng và kích thước ảnh khi sử dụng cho mô tả trong bài viết.
Kích thước ảnh lớn thường chiếm dung lượng lớn, vì vậy dùng kích thước ảnh đúng cỡ của bố cục trang web, không nên có kích thước to hơn.
Và rất may mắn cho chúng ta là có nhiều công cụ để tối ưu dung lượng ảnh mà không giảm chất lượng ảnh. Với công cụ offline, đơn giản nhất bạn có thể dùng photoscape, với công cụ online bạn nên dùng chú này tinypng tối ưu ảnh.
Nếu bạn muốn tối ưu ngay trên trang WordPress thì bạn dùng các plugin tối ưu hình ảnh sau:
- https://wordpress.org/plugins/imagify/
- https://wordpress.org/plugins/shortpixel-image-optimiser/
- https://wordpress.org/plugins/wp-smushit/
- https://wordpress.org/plugins/optimus/
Chỉ dùng một trong số plugin trên cho website WordPress thôi nhé, nếu dùng 2 cái cùng lúc đôi khi phản tác dụng.
4. Tối ưu các tệp Java và CSS
Các tập tin Java và CSS rất quan trọng trong thiết kế mỹ thuật và tạo các ứng dụng cho trang web. Tuy nhiên, sử dụng nhiều tập tin này cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng trải nghiệm người xem.
Nếu bạn sử dụng công cụ Google Speed Insights để kiểm tra bất kỳ trang hay bài viết nào của WordPress, thì nó hầu như đều yêu cầu tối ưu hai loại tập tin này để giảm thời gian tải. Điều đó có nghĩa rằng cải tiến file CSS và Java sẽ hỗ trợ rất lớn để cải thiện tốc đổ tải trang web.
Nếu bạn có khả năng về kỹ thuật web, bạn có thể làm công việc này thủ công, chỉnh sửa các file đó. Tuy nhiên, mình khuyên bạn nên dùng công cụ tự động để hỗ trợ thực hiện vì có nhiều tập tin CSS và Java rất khó và dài lê thê. Công cụ bạn có thể sử dụng online đó là Công cụ tự động tối ưu CSS và Javascript.
Nếu bạn không biết gì về code thì bạn có thể sử dụng plugin để thực hiện việc tối ưu này. Plugin tốt để giúp tối ưu hóa CSS và Java của trang web WP đó là Autoptimize. Bạn chỉ cần vài click là đã thực hiện được công việc này một cách đơn giản.
5. Sử dụng bộ nhớ đệm để tăng tốc
Sử dụng bộ nhớ đệm để hỗ trợ tốc độ tải trang là một lựa chọn tốt. Cách này cũng giúp giảm thiểu quá tải cho máy chủ.
Để tạo bộ nhớ đệm bạn chỉ việc sử dụng các plugin miễn phí có sẵn trên WordPress.org. Sử dụng một trong hai plugin nổi tiếng sau: WP Fastest Cache và W3 Total Cache. Hai plugin này có chức năng gần giống nhau. Việc cấu trúc plugin W3 Total Cache có vẻ phức tạp hơn Wp Fastest Cache. Do vậy, nếu bạn quen với việc sử dụng plugin thì chọn cái đó.
Tuy nhiên, việc sử dụng bộ nhớ cache này có thể làm tăng dung lượng lưu trữ trên hosting của bạn. Nếu bạn có dung lượng ỗ đĩa hạn chế trên hosting thì cũng cần chú ý đến vấn đề này.
6. Sử dụng mạng phân phối nội dung – CDN
Nếu đọc giả của bạn chỉ ở Việt Nam thì bạn nên sử dụng lưu trữ tại Việt Nam. Tuy nhiên, có nhiều lý do bạn lại chọn hosting nước ngoài và có thể khách hàng của bạn ở khắp nơi trên thế giới thì đó là lúc bạn cần đến mạng phân phối nội dung.
Mạng phân phối nội dung (CDN = Content Delivery Network) giúp trang web tải nhanh hơn tại nhiều địa điểm khác nhau. Bởi vì server của nhà cung cấp CDN rải khắp nơi trên thế giới để cung ứng bài viết với thời gian tải nhanh, nhờ vào việc họ lưu bản sao của trang web của bạn trên nhiều nơi khác nhau.
Hiện tại, nếu bạn có kinh phí tốt thì chọn Cloudflare, và MaxCDN. Còn nếu trang web bạn có ít lượng truy cập thì chọn trả theo dung lượng như tại BunnyCND.
7. Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu WordPress gọn gàng
Dữ liệu được quản lý gọn gàng giúp tốc độ xử lý trang web nhanh hơn. Việc xóa bớt dữ liệu thừa sẽ làm giảm kích thước của tập tin giữ liệu, từ đó các truy vấn được xử lý nhanh nhạy hơn.
Do đó, làm sạch các bản nháp bài viết, bản lưu trước, nhận xét spam, giười đăng ký mạo danh.
Do vậy, bạn nên xóa bỏ các plugin và các theme không được kích hoạt sử dụng trong trình quản lý website.
Với một số plugin không được sử dụng thường xuyên trên web, bạn có thể tìm bên thứ ba cung cấp các tác vụ để giảm thiểu số lượng plugin. Chẳng hạn như tự động đăng các bài viết lên Facebook, tự động quét link hỏng, kiểm tra liên kết ngược, …
8. Hạn chế tối đa sử dụng các tập lệnh bên ngoài
Việc cho tải các trang web hay tập lệnh bên ngoài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tải trang. Chẳng hạn, bạn cho phép tải các dịch vụ Captcha, chạy các tập tin java,…
Do vậy, bạn nên hạn chế tối đa chèn đường dẫn để chạy các trình của các trang web bên ngoài. Tốt nhất chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết như công cụ phân tích gười đọc như Google Analytics.
9. Tắt chế độ cho phép pingback và trackback
Nền tảng WordPress cung cấp cho bạn công cụ pingback và trackback để thông báo cho bạn mỗi khi có bất kỳ liên kết nào đến bài viết của bạn. Việc này có vé thú vị, tuy nhiên việc này không cần thiết và làm ảnh hưởng đến thời gian download trang.
Bạn có thể sử dụng một số dịch vụ bên ngoài như Webmaster của Google để xem các link đến trang của bạn.
Đồng thời, bạn cho phép pingback và trackback thì chúng phản hồi liên tục trên trang web của bạn khi có các liên kết đến, và đây cũng là mục tiêu nhắm đến của các cuộc tấn công Ddos.
Do vậy, tắt chế độ pingback và trackback hỗ trợ tăng tốc cho website. Để thực hiện thao tác này bạn vào trình quản lý, chọn Cài đặt – Thảo luận – Cài đặt bài đăng mặc định – Bỏ chọn ở mục: Cho phép thông báo liên kết từ các blog khác (pingback và trackbacks) trên các bài đăng mới – lưu lại là xong.
10. Tắt chế độ Avatar
Nếu trang web của bạn được viết bởi một tác giả, bạn có thể xem xét việc tắt chế độ Avatar để giảm thiểu các yêu cầu khi truy cập.
Nếu bạn không muốn tắt thì đặt ở chế độ blank cho những ngườ không có Avatar cũng là một lựa chon tốt.
Để làm việc này bạn cũng truy cập vào trình quản lý, chọn Cài đặt – Thảo luận – bỏ chọn ở Hiển thị hình đại diện (Avatar) – Lưu lại thao tác.
Việc giảm tốc độ tải trang WordPress sẽ giúp ích rất nhiều trong việc trải nghiệm cho người dùng. Từ đó, các công cụ tìm kiếm, đặc biệt Google, sẽ đánh giá cao hơn trang web của bạn và xếp hạng nó cao hơn.
Vì vậy, tăng tốc trang web luôn đem lại lợi ích lớn lao trong việc sử dụng website kinh doanh trực tuyến. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho chiến lược phát triển trong ngắn hạn và dài hạn.
Nếu bạn chưa có web để bán hàng, bạn có thể xem tự thiết kế website WordPress. Nếu bạn đã có website và muốn kiểm tra lại các tính năng của nó có đáp ứng yêu cầu căn bản của thiết kế, mời bạn xem các lưu ý khi thiết kế website bán hàng.
Bây giờ là lúc bạn kiểm tra lại tốc độ tải trang web WordPress có đạt yêu cầu hay chưa? Nếu bạn có thủ thuật hay về tăng tốc website, chia sẻ với chúng tôi nhé?
Nhận xét
Bạn phải đăng nhập để nhận xét.