Kỹ năng SEO

Lỗi không hiển thị FQA Schema trong kết quả tìm kiếm

Cấu trúc FAQ Schema cho kết quả hiển thị hấp dẫn trên trang kết quả Google tìm kiếm. Tuy nhiên có nhiều trường hợp cấu trúc Schema sẽ không được xuất hiện như mong muốn của người tạo dựng.

vi du ve FAQ Schema

Lưu ý: Google không chắc chắn sẽ hiển thị nội dung FAQ Schema trong kết quả tìm kiếm mặc dù bạn cấu trúc mọi phần đúng.

Google

Đây là một số lý do…

1. Cấu trúc FQA Schema bị sai

Đây là lỗi thường gặp nhất khi cấu trúc FAQ cho Schema. Bởi vì mã Json-LD hay Microdata được dùng thiết lập cấu trúc Schema có rất nhiều chi tiết nhỏ mà vô tình chúng ta bỏ quên. Đặc biệt, hay quên nhất đó là các dấu phẩ (,) trong mã Json-LD.

Do đó, khi cấu trúc xong, mình khuyên các bạn nên dùng công cụ Rich results test của Google để kiểm tra xem cấu trúc được thiết lập có đúng, hay sai thì ở chỗ nào để sửa chữa.

2. Lỗi một phần hay toàn bộ trang web

Trang web bị lỗi ở cấu trúc web, bao gồm một phần hay toàn bộ web. Lỗi này thể hiện khi trang web của bạn có nhiều mã hay lệnh không thể tải hết. Do vậy, Google sẽ không thể đọc được hết nội dung trên trang của bạn, nên cấu trúc schema của bạn cũng sẽ không được nhận diện.

Đặc biệt, khi lỗi một phần trang web, chúng ta rất khó nhận biết bởi vì sử dụng công cụ kiểm tra kết quả rich results của Google đôi khi cũng không phát hiện ra được.

Do vậy, lỗi trang web là lỗi gian nan nhất bởi nó nằm đâu đó trong mã nguồn của mẫu web hay mã nguồn WP.

Tuy vậy, bạn cũng có thể dùng công cụ kiểm tra cấu trúc và Insight speed Test của Google để kiểm tra phần nào bị chặn, hay có lỗi. Bạn nên kiểm tra vài lần để có kết quả tốt nhất.

3. Noindex hoặc bị robot.txt chặn không cho truy cập

Trang hay bài viết không được index hoặc bị chặn bởi robot.txt không cho công cụ tìm kiếm của Google truy cập.

Thế nên, bạn cần kiểm tra lại có bị noindex ở meta tag trong phần tiêu đề của web, hay xem lại robot.txt.

Việc kiểm tra này là việc làm dễ dàng cho một số người đã biết ít nhiều về kỹ thuật web. Nếu bạn là người mới bắt đầu hay không phải là quản trị web thì thực hiện hơi khó một tí.

Với việc kiểm tra có bị noindex, bạn click chuột phải lên trang web, chọn View page source. Ấn tiếp Clt +F, và gõ vào hộp tìm kiếm “noindex”. Nếu bạn không thấy kết quả nào thì an tâm. Nếu thấy có kết quả tìm kiếm thì kiểm tra cẩn thận có phải bị noindex trang không.

Còn với robot.txt bạn phải vào thư mục gốc của website lưu trên hosting. Mở file robot.txt xem có thấy url của trang đang muốn kiểm tra hay không. Nếu không có thì tốt. Nếu có, xem có phải trước URL có Disallow không. Nếu có, bạn xóa url đi để cho nó được index.

4. Nội dung được cấu trúc bị ẩn

Nội dung mà bạn dùng để chèn cấu trúc FAQ schema không xuất hiện trên trang cho người đọc. Nghĩa là phần nội dung trong FAQ không được nhìn thấy trên trang bằng mắt thường.

Lỗi này thường gặp khi bạn dùng mã Json-LD để cấu trúc schema cho FAQ. Vì nội dụng ở trong mã Json-LD không hiện lên trên nội dung cho người đọc, nó nằm ở trong mã HTML, chỉ được dùng cho công cụ tìm kiếm của Google.

Thế nên, bạn phải thể hiện nội dung trong cấu trúc Schema trên trang. Bạn cần chú ý vấn đề này khi dùng mã Json-LD.

Còn với mã Microdata thì nội dung trong cấu trúc Schema cho FAQ đều luôn hiện lên trên trang web và chúng ta có thể nhận thấy ngay. Khi dùng mã Microdata để cấu trúc, các bạn phát hiện nội dung không thể nhìn thấy như bình thường so với các phần khác thì bạn hãy xem lại cấu trúc ngay.

5. Google hiện nội dung quan trọng hơn

Google nhận thấy nội dung trên các phần khác quan trọng hơn và tốt hơn cho người đọc so với nội dung nằm trong FAQ Schema của bài viết.

Chính vì vậy, Google sẽ hiện nội dung mà Google cho là tối ưu hơn, và không index phần FAQ Schema của trang web.

Lỗi này là khó khắc phục nhất. Thông thường chúng ta sẽ bỏ qua để dành thời gian cho việc cấu trúc các trang khác.

Tuy nhiên, nếu như bạn muốn khắc phục thì hãy sửa chữa nội dung trong phần câu hỏi và trả lời trong cấu trúc Schema được tốt hơn. Nhất định chúng phải phù hợp với nội dung bài viết.

6. Có hơn một cụm cấu trúc FAQ Schema trên một trang

Trên một trang bạn chỉ nên cấu trúc một cụm cấu trúc FAQ cho Schema. Nếu có hơn một cụm Schema thì trang của bạn sẽ bị báo lỗi, và tất nhiên là kết quả rich relusts sẽ không được index.

Thậm chí, bài viết (và cả trang web nếu nhiều trang bị lỗi) sẽ bị đánh dấu không tốt, kéo theo thứ hạng trên Goolge sẽ rớt thê thảm. Nên bạn cần chú ý đến vấn đề này để tránh nổ lực SEO on-page của mình thành vô ích.

Lỗi này rất dễ phát hiện khi bạn dùng công cụ Rich Results Test. Do đó, mỗi khi hoàn thành cấu trúc FAQ cho một bài viết bạn nên kiểm tra cẩn thận.

7. Cấu trúc dữ liệu không index cho trang chính

Bạn cấu trúc FAQ cho Schema cho trang chính và mọi việc đều tốt. Tuy nhiên nó sẽ khó được Google index cho kết quả tìm kiếm.

Vì, trang chủ là một trang đặc biệt, có nhiều nội dung quan trọng hơn FAQ và liên kết chỉ định đến các trang con. Google thường ưu tiên index cấu trúc khác hơn là FAQ cho trang chính.

Mình không khuyến khích các bạn sử dụng cấu trúc FAQ Schema cho trang chủ. Hãy để Google index và chọn lọc nội dung một cách tự nhiên.


Cấu trúc câu hỏi thường gặp theo Schema trở thành xu hướng hiển thị kết quả trên Google. Nó có thể giúp trang web của bạn nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn.

Tuy vậy, kết quả thể hiện trên trang tìm kiếm được quyết định tự động bởi Google. Nhưng, điều cần thiết là bạn cần cấu trúc FAQ Schema một cách chính xác. Việc này tạo nhiều cơ hội hơn cho Google lập chỉ mục hiển thị trang của bạn.

Để tránh những lỗi nhỏ khi xây dựng cấu trúc Schema, bạn có thể sử dụng plugin FAQ Schema shortchode, giúp bạn thực hiện nhanh hơn và chính xác hơn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về cấu trúc Schema cho FQA, vui lòng cho chúng tôi biết!

Nhận xét