Xin giới thiệu với các bạn bài viết chuyền về hosting.
Đây là một trong những bài chuyên về kiến thức vận hành website mà mình muốn dành tặng cho các bạn mới bắt đầu, và các bạn đã làm việc với website muốn hệ thống lại kiến thức.
Bài trước mình viết về tên miền (domain) các bạn xem lại nhé. Vì tên miền và hosting có liên quan với nhau, tách ra cho dễ hiểu nhưng khi vận hành thì không thể thiếu một trong hai.
Các bạn đã sẵn sàng chưa? Chúng ta đi vào nội dung nhé!
Khi đọc xong bài này các bạn sẽ nắm được một số thông tin như sau. Phần nào bạn biết rồi thì nhảy đến phần tiếp theo, chỉ click lên liên kết sẽ đưa bạn đến phần đó. Và nhớ lưu trang này lên màn hình điện thoại hay lưu vào bookmart trên trình duyệt để tra cứu lại khi bạn cần nhé.
1. Hosting là gì?
Hosting hay web hosting là nơi lưu trữ nội dung trang web của một cá nhân hay tổ chức. Các lưu trữ này được kết nối với mạng internet toàn cầu (World Wide Web – www) để cho phép người dùng có thể truy cập từ xa.
Với khái niệm hosting trên như trên chắc các bạn cũng đã nắm bắt ít nhiều về hosting. Nhiều bạn lại thắc mắc: Nhà cung cấp dịch vụ hosting là ai? Dịch vụ hosting hay người cung cấp dịch vụ lưu trữ là những cá nhân, tổ chức chuyên về dịch vụ kỹ thuật lưu trữ nội dung và dữ liệu website để trang web chạy trên hệ thống internet.
2. Dung lượng hosting là gì?
Dung lượng hosting là tổng lượng lưu trữ của một phần hay toàn bộ của một máy chủ (server, cái này sẽ nói sau) nơi bạn có thể lưu trữ dữ liệu số, đặc biệt dùng cho các trang web.
Các dữ liệu có thể là file dạng php, html, hình ảnh, tập lệnh của trang web, hay email. Tất cả được lưu trên máy tính có kết nối internet, và do vậy các chúng sẽ chiếm một không gian trên ỗ đĩa. Không gian dùng để giữ các thông tin đó gọi là dung lượng lưu trữ hay dung lượng hosting.
Có thể nói một cách hình ảnh cho dễ nắm bắt như thế này. Bạn hãy tưởng tượng tủ lạnh của bạn là một ổ đĩa. Tủ lạnh có cái 80 lít, cái 100 lít, cái 120 lít.., cái chứa được nhiều đồ, cái chứa được ít đồ, không gian chứa đổ trong tủ lạnh là dung lượng lưu trữ.
Một server có thể chia nhỏ ra thành nhiều gói host có dung lượng khác nhau. Từ đó nhà cung cấp hosting sẽ bán cho người sử dụng. Tùy thuộc vào việc các bạn dùng ít hay nhiều mà chọn gói hosting có dung lượng phù hợp.
3. Băng thông của một web hosting là gi?
Băng thông của một web hosting là tổng lưu lượng được chuyển đến người dùng của website được tính trong một khoảng thời gian nhất định. Đơn vị tính thường được dùng là Gigabyte (Gb) và được tính trong một tháng.
Để đễ hiểu hơn, bạn hãy tưởng tượng băng thông như một con đường. Con đường càng rộng thì lượng xe cộ qua lại được nhiều trong cùng một lúc, ngược lại con đường nhỏ thì lượng xe cộ qua lại cùng lúc không nhiều. Đặc biệt giờ cao điểm thì có quá nhiều phương tiện lưu thông, cũng như trang web của bạn có quá nhiều người dùng cùng lúc, thì nó có thể bị tắt đường.
Bạn sẽ thấy rất nhiều nhà cung cấp hosting có nói là lưu lượng không giới hạn (Unlimited Bandwidth), đặc biệt gói host chia sẻ (shared hosting). Ôi, khi mới bắt đầu mình lại thấy khoái cái này, vì mình chưa nắm rõ như thế nào. Nhưng khi đọc kỹ điều khoản và cũng như thử dùng rồi mới biết rằng, đây là một kỹ thuật bán hàng hay.
Bởi vì, các nhà cung cấp biết rằng các trang web nhỏ thường không sử dụng hết băng thông hiện có. Nhưng khi trang web bạn lớn lên, có nhiều người dùng hơn thì nó chạm đến một giới hạn của băng thông. Thông thường, các nhà cung cấp host sẽ bảo bạn nâng cấp lên gói lưu trữ cao hơn hoặc họ sẽ tạm thời ngắt kết nối trang web của bạn để đảm bảo băng thông cho các website lưu trữ trên đó.
Sao họ lại dùng băng thông không giới hạn để bán cho các shared hosting? Đây thực ra là không giới hạn trong giới hạn của tài nguyên trên máy chủ đó. Nghĩa là bạn sẽ dùng thoải mái không giới hạn trên hệ thống được thiết lập trên máy chủ đó.
Vì vậy, nếu bạn muốn biết nó có lưu lượng tố hay không thì nên chú ý nó có bao nhiêu cpu và ram được sử dụng.
Tuy nhiên, với nhiều website thông thường mới bắt đầu xây dựng thì không quá quan tâm đến lưu lượng băng thông, chỉ thấy cái unlimited là ok. Vì các bạn mới bắt đầu mà chú ý cái này nhiều là mất công, rối mù lên.
Sau này, khi trang web bạn có tầm 30,000 lượt truy cập tháng thì bắt đầu xem lại. Và mình chỉ cho các bạn cách tính băng thông cần thiết như sau:
Băng thông = (dung lượng trung bình mỗi trang web x số lượng trang xem mỗi tháng) x 1.2
Chú ý:
- Đơn vị tính băng thông: Các bạn chọn đơn vị tính mỗi trang như thế nào thì nó sẽ ra đơn vị đó (theo Mb hoặc Gb).
- Số lượng trang được xem mỗi tháng, không phải số lượng người xem nhé. Thường số lượng người xem sẽ ít hơn số trang xem mỗi tháng.
- Thời gian tính mình chọn tháng cho dễ ước lượng.
- Sô 1.2 đây là lưu lượng dự phòng đó là 20% của tổng lưu lượng sử dựng thực.
Bây giờ bạn đã nắm bắt được băng thông và dung lượng hosting rồi nhé! Chưa rõ hỏi mình vào phần comment bên dưới.
Mình xin chuyển tiếp qua phần tiếp theo nhé!
4. Một hosting chứa được bao nhiêu website?
Tùy thuột vào lượng gói hosting mà bạn mua ở nhà cung cấp, 1 hosting có thể chỉ cho chứa 1 website, cũng có thể chứa nhiều hơn, hoặc không giới hạn.
Thường nhà cung cấp web host sẽ chia ra nhiều ngói lưu trữ, mà phổ biến cho shared hosting có:
Gói bắt đầu rẻ như cho của shared hosting thì cho lưu trữ 1 website.
Gói nhiều hơn tí thì cho lưu trữ tầm 3 – 5 trang web.
Gói cao hơn nữa thì cho lưu trữ vô hạn.
Cái vô hạn này đồng nghĩa với với cái vô hạn của băng thông như nói ở trên. Vô hạn trong dung lượng bạn được cung cấp. Vì không có cái gì là maximum cả.
Còn với các gói hosting của VPS, hay Server riêng thì tùy thuộc vào dung lượng của nó mà bạn có thể lưu trữ nhiều như có thể. Với trang web được xây dựng trên nền tảng WordPress cho những bạn mới bắt đầu, nếu bạn chọn gói 10GB lưu trữ thì bạn có thể lưu trữ đã đời luôn, có thể lên đến chục trang web.
Ở trên là những kiến thức chung cho các loại hosting. Bây giờ chúng ta xem xét từng loại hosting nhé.
5. Các loại web hosting
5.1. Hosting chia sẻ (tiếng Anh là Shared Hosting):
Ít nhiều các bạn cũng có nghe qua hosting chia sẻ (hay host chia sẻ, shared hosting). Vì đây là dạng web hosting phố biến nhất cho hầu hết các website cở nhỏ và trung bình.
Shared hosting là dạng lưu trữ, chủ yếu cho website, cùng chia sẻ trên cùng một máy chủ (máy chủ gọi là server). Thực chất host chia sẻ là một dạng con của server. Các gói web hosting chia sẻ này cùng dùng chung một tài nguyên của máy chủ, như RAM, CPU, phần mềm và các hạ tầng khác (nguồn điện, vị trí, môi trường đặt máy,….).
Do đó, các bạn bị giới hạn trong dịch vụ và nguốn tài nguyên sử dụng trên server đó. Và, khi máy chủ có vấn đề thì toàn bộ website lưu trên đó cũng bị ảnh hưởng theo.
Như vậy, bạn mua gói shared hosting để lưu trữ nhiều trang web của bạn trên một máy chủ thì rủi ro khá cao, khi toàn bộ đồng loạt gặp vấn đề. Đội ngũ quản lý website của các bạn có mà đuối đừ để xử lý hàng loạt trang web cùng lúc.
Do đó, tôi khuyên bạn nên lưu trữ website của các bạn hay doanh nghiệp trên nhiều máy chủ.
Bạn lại tự hỏi: Kinh phí đâu mà mua nhiều host mậy ta? Lại mất công quản lý nhiều hosting nữa? Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể chọn shared hosting cloud, và nhớ là cloud thật sự nhé.
5.2. Cloud hosting là như thế nào?
Quy lại vấn đề ở trên về việc chọn shared hosting cloud. Mình đã kinh qua nhiều hosting, nhiều đơn vị cung cấp nói là host cloud mà nó chẳng phải thực dùng cloud. Vì họ cho mình 1 ip và host cũng nằm trên 1 server, kể cả email chạy cùng server nốt. Mấy chú này chỉ cloud ở mạng lưới của họ thôi, từng khách hàng họ cho về lại mặt đất liền à. Mây của nhóm này cứ bay thấp lè tè…
Cloud hosting là một mạng lưới các server kết nối với nhau tạo ra hệ thống phức tạp để đáp ứng cho việc lưu trữ ngày càng gia tăng.
Do đó, bạn phải chọn đúng hosting cloud thực sự (nhắc lại cho chắc là THẬT CLOUD nhé!). Vài câu hỏi giúp bạn biết có thực cloud host hay không:
- Có chạy email của trang web trên cùng server đó không? Nếu có, bỏ đi chỗ khác. Nếu không, nghĩa là email lưu trên server khác, tốt rồi
- Nưng cần hỏi tiếp tiếp: Gói hosting cho nhiều website, các trang web đó có lưu trên cùng cùng một host lưu trên 1 server và ip không? Nếu có, lại đi tìm chỗ khác. Nếu họ trả lời có thể không cùng, vậy là được rồi.
Vì sao “có thể” mà lại được? Vì cloud hosting thường kết nối các server với nhau và mỗi khi một trang web tạo ra trên mạng lưới lưu trữ đó, nó sẽ tự động phân bổ cho các server khác nhau, đôi khi nó lại lưu ngay lên trên cùng server vì tự động mà J.
Vậy là bạn biết cách chọn shared cloud hosting rồi nhé…
Nhưng mà chọn thằng nào, shared hosting có hàng trăm nhà cung cấp ở Việt Nam và trên thế giới. Tìm thằng nào đây? Bạn search google, nó cho kết quả cả trăm… Mệt luôn với việc chọn ra thằng nào có có đặc tính tốt, rồi test thử… đủ thứ, mất cả tuần luôn. Mình đã từng như vây. Cuối cùng mình chọn anh này, hosting của nó chạy tốt WordPress luôn nhé, và mình cũng đang lưu website mà các bạn đang đọc đây. Nó là sectorlink.com. Thằng này chơi đẹp!!! Nếu không mình đi mất rồi.
Các bạn muốn mua host của nó thì click vào link trên, khi bạn mua từ link trên là các bạn đang ủng hộ và khuyến khích công sức của mình. Thanks!!!
Tiếp theo là các bạn kết nối website với domain thế là bắt đầu thiết lập trang web. Phần này, bạn có thể xem hướng dẫn cách kết nối rõ hơn ở bài hướng dẫn tạo website WordPress (ở bước 2 nhé). Trong bài đó, mình giới thiệu chi tiết cách kết nối domain với hosting chi tiết.
Phần shared hosting và cloud host có vẻ hơi dài, vì đó là gói host mà đa phần các trang web sử dụng.
5.3. Vps là gì? VPS dùng để làm gì?
Sau khi bạn dùng shared hosting một thời gian, và nếu trang web của bạn tiến triển tốt, lượng truy cập cũng như thông tin nhiều hơn, VPS là bước tiếp theo được sử dụng cho việc nâng cấp lên một bước mới. Bây giờ các bạn đá ở hạng cao hơn tí rồi…
VPS là từ viết tắt của Virtual Private Server, nghĩa là máy chủ riêng ảo. Nhiều bạn gọi ngắn gọn là máy chủ ảo.
VPS dành cho ai? Như nói ở trên thì máy chủ ảo dành cho trang web có lược truy cập nhiều, thường từ 50.000 lượt truy cập hàng tháng. VPS cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có đội ngũ quản lý web tốt hay có kinh phí để thuê quản lý host.
Khi sử dụng VPS, người dùng sẽ được lợi từ việc người dùng được cô lập bởi người dùng khác, không chia sẻ một số tài nguyên như shared hosting. Mặc dù, nhiều VPS cũng có thể được tạo trên cùng một server, nghĩa là bạn cũng có hàng xóm ở quanh bạn, nhưng bạn ít phụ thuộc vào họ hơn so với khi bạn dùng shared hosting.
Đồng thời bạn có thể thực hiện các thiết lập mà bạn muốn, cài các phần mềm cần thiết cho bạn, không bị giới hạn như host chia sẻ chỉ cho sử dụng tài nguyên có sẵn.
Khả năng tăng tốc độ tải web của VPS thường cũng tốt hơn shared hosting. Đây cũng là một điểm mà nhiều người dùng ưa thích.
Với những lợi ích tốt thế mà sao mình lại không khuyên các bạn mới bắt đầu hay những trang web nhỏ sử dụng?
Chính vì, những cái lợi lại có cái phức tạp, gây ra rắc rối đặc biệt cho người mới bắt đầu, và với các trang web nhỏ thì không cần thiết phải mất công và tiền bạc. Vì khi bạn sử dụng VPS, bạn phải biết cách quản lý hosting như thế nào, bảo mật, cài đặt phần mềm nào phù hợp cho trang web, đặc biệt là wordpress website.
Nếu các bạn muốn sử dụng và quản lý VPS để chạy WordPress website thì các bạn phải học cách cài đặt VPS.
5.4. Server thì như thế nào?
Server là cách gọi ngắn của hosting máy chủ chuyên dụng (Dedicated Server Hosting). Nghĩa là máy chủ lưu trữ dành riêng cho một khách hàng.
Đây cũng được xem một dạng hosting. Dạng lưu trữ này có tính chuyên dụng và riêng biệt hơn so với VPS. Vì một máy chủ chỉ được cấp riêng cho một khách hàng. Do vậy, khi bạn dùng máy chủ riêng bạn toàn quyền về khâu quản lý, cài đặt và thiết lập. Bạn không phụ thuộc vào bất ký hàng xóm nào.
Máy chủ riêng có giá khá cao, thường được dùng cho các trang web lớn, các doanh nghiệp cần độ bảo mật cao, chạy các dịch vụ web với lưu lượng lớn.
Do đó, phần này mình không nói nhiều đến nó. Chắc các bạn cũng ít dùng loại này. Bạn nào cần thì liên hệ nhé!!!
6. Hosting cho WordPress như thế nào?
Nền tảng xây dựng website của WordPress.org luôn đứng hàng đầu trong lựa chọn phát trển web. WordPress có nhiều ưu thế trong việc sử dụng (sử dụng dễ dàng), tải trang web nhanh, và dễ làm SEO. Do đó, rất nhiều người cần hosting chuyên chạy nền tảng WordPress.
WordPress Hosting cần có những yêu cầu gì?
Thật tuyệt vời khi tảng WordPress rất nhẹ, hiện tại là chỉ chừng 12Mg. Với đặc tính dễ vận hành, nên WordPress Platform chạy tương đối tốt trên hầu hết các hosting được cung cấp trên thị trường. Tuy nhiên, chuyên dụng cho WordPress bạn nên chọn hosting có những đặc tính mà WP yêu cầu như sau:
- Nền tảng linux hosting trên máy chủ,
- Phên bản PHP mới, tốt nhất là từ 7 trở lên,
- MySQL phiên bản từ 5.6 trở lên (hoặc MariaBD 10.1 trở lên). MySQL được khuyến khích dùng.
Khi chọn nhà cung cấp WordPress hosting cần lưu lý các tiêu chí: tốc độ tải, khả năng bảo mật, khả năng xử lý tình huống khi có sự cố (cái này thường có trải nghiệm rồi mới nắm được), và giá cả rẻ mà đáp ứng tốt cho WP(các gói WP host đôi khi chênh lệch hàng chục USD hàng tháng).
Các nhà cung cấp sau có thể hữu ích cho bạn lựa chọn sử dụng:
- Sectorlink.com: Cái này mình ưu thích nhất, và đang dùng. Mặc dù, mình đã trải nghiệm nhiều nhà chung cấp trong nước và thế giới. Cuối cùng dừng lại với thằng này mặc dù giá cả không rẻ hơn các nơi khác, nhưng với nhu cầu của mình thì nó tương đối thích hợp để dùng.
- Fastcomet.com: Đây là nhà cung cấp cũng tương đối tốt. 8/10 điểm cho chất lượng và phục vụ. Giá cả khi host một trang thì ok, nhưng nhiều trang thì cũng hơi tăng giá. Mình cần host nhiều trang nên thằng này mình để vị thứ 2.
- SiteGround.com: là một trong những nhà cung cấp hosting cho WP cũng tương đối tốt. Giá cả cũng hơi cứng hơn những nơi khác, tuy nhiên tiền nào của đó.
- Wpengine.com: khá có tiếng trong giới công nghệ lưu trữ WP. Tuy nhiên, giá khá chát cho những người mới bắt đầu và doanh nghiệp nhỏ. Mình chỉ khuyến khích dùng thằng này khi doanh nghiệp bạn có ngân sách tương đối cho phát triển và lưu trữ web. Nhiều doanh nghiệp lớn dùng thằng này.
- VPS hosting có hai tên cũng tốt cho WP, đó là Digitalocean.com và Vultr.com, tuy nhiên như đề cập ở trên, khi sử dụng VPS bạn phải cài đặt phần mềm và trình quản lý để chạy nhiều trang. Tuy nhiên nếu bạn chỉ chạy một trang thì nó có thể cài đặt sẵn cho bạn, chỉ với vài click thôi.
Có bạn sẽ hỏi mình sao không điểm danh hosting nào ở Việt Nam? Mình cũng muốn dùng các nhà cung cấp trong nước lắm. Và mình cũng đã sử dụng qua vài gói lưu trữ của công ty ở Việt Nam, nhưng rồi cũng phải chào tạm biệt các bạn ấy. Vì với chi phí thấp, mình không thể chọn được hosting ưng ý. Ngược lại, những hosting tốt thì giá quả thực quá chát, nên mình đành hẹn các bạn khi khác vậy.
Bạn sẽ chọn thằng nào?
Nếu còn cần biết gì thêm về hosting, để lại trong phần nhận xét phía dưới!
Chia sẻ bài viết để ủng hộ mình nhé!
Nhận xét
Bạn phải đăng nhập để nhận xét.