Kinh Doanh

9 bước kinh doanh online hiệu quả

Kinh doanh online đang trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ hiện nay.

Nó mang lại cơ hội kiếm tiền chotất cả mọi người bao gồm từ nhân viên văn phòng đến các mẹ bỉm sữa.

Giải pháp giúp tăng nguồn thu nhập thông qua kinh doanh online không còn quá mới lạ.

Tuy nhiên, bắt đầu kinh doanh trực tuyến như thế nào, từ đâu, ra sao,… để mang lại hiệu quả như mong đợi, chưa bao giờ là câu trả lời đơn giản với hầu hết mọi người.

Đọc hết 9 bước chia sẻ sau đây của những người kinh doanh trực tuyến thành công sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát nhất về kinh doanh online.

Từ đó giúp bạn bước từng bước vững vàng đến với cơ hội kiếm tiền từ mạng internet hiệu quả và chắc chắn.

Bước 1: Tìm kiếm nhu cầu của khách hàng

Đây là công đoạn hết sức quan trọng trước khi chính thức khởi đầu kinh doanh online. Nó quyết định phần lớn thành công hay thất bại của một người kinh doanh thông qua mạng trực tuyến.

Tìm kiếm nhu cầu của khách hàng- nghe có vẻ không mấy khó khăn. Trên thực tế, đã có không ít startup online (người khởi nghiệp kinh doanh online) nhận ra sự chệch hướng của mình sau vài trải nghiệm không nên có.

nguon khach hang tiem nang
Khách hàng tiềm năng ở đâu?

Những ý tưởng kinh doanh hay ho với toàn các sản phẩm, dịch vụ độc đáo, mới lạ luôn trở thành điểm ưu tiên nghiên cứu, suy nghĩ, tìm hiểu chung của rất nhiều người khi mới bước vào kinh doanh. Nhưng tất cả các ý tưởng đó có thật sự mang lại hiệu quả?

Câu trả lời nằm ở thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Thế này nhé, hôm nay bạn ra chợ, bạn chắc chắn sẽ mua các loại thực phẩm như cá, thịt, rau, quả, gạo,… Con bạn muốn ăn bánh mỳ vào trưa nay. Bạn mua tất cả những thứ đó đơn giản bởi nó là nhu cầu bạn và gia đình mình cần. Nhưng nếu một “tay sale” mời bạn gói miến rong biển cực kỳ mới lạ, bạn sẽ ưu tiên mua ngay hay đắn đo vài giây suy nghĩ.

Người tiêu dùng luôn sẵn sàng mở hầu bao cho những món hàng người ta cần. Một vài trường hợp, người ta không tiếc nếu phải chi cao hơn một chút vì món hàng mình cần và thích. Với vai trò người đi kinh doanh, nắm được nhu cầu khách hàng chính là mấu chốt để đưa đến thành công. Bởi không có bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào không cần nguồn tiêu thụ của thị trường khách hàng.

Câu nói nằm lòng đầu tiên của giới kinh doanh luôn là: “Bán cái người ta cần, đừng bán cái mình có.” Thế nhưng, khi bắt tay vào làm, hầu hết mọi người đều bất chợt quên đi kim chỉ nam ban đầu này.

Vậy cái khách hàng cần là gì? Nó thường là giải pháp hay sự đáp ứng cho một vấn đề hoặc nhu cầu thiết yếu nào đó. Chẳng hạn, khách hàng cần một website để giới thiệu sản phẩm của mình. Tuy nhiên, dịch vụ làm web trên thị trường nhìn chung khá đắt đỏ và khó hiểu. Bạn là người kinh doanh chuyên về công nghệ, bạn cần đưa ra dịch vụ thiết kế web giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Đến đây, bạn đã đánh đúng nhu cầu của khách hàng. Bước tiếp theo phụ thuộc vào khả năng kinh doanh cũng như uy tín chất lượng dịch vụ mà bạn có.

Cũng như người bán miến rong biển, dù thật sự anh ta nói rất hay ho, nhưng quả thật người tiêu dùng chưa cần và tiền, vì thế, vẫn nằm trong túi họ. Cũng tương tự, một công ty chuyên cung cấp giải pháp công nghệ cho người kinh doanh đã rất nhiệt tình khi tiếp đón khách hàng mới. Nhưng buổi tiếp xúc kết thúc sớm hơn dự kiến sau khi anh ta đưa ra bảng giá của mình. Anh ta đã không hiểu rằng khách hàng chỉ cần một trang web với mục đích tăng thêm độ tin tưởng cho sản phẩm của họ. Vì vậy, dịch vụ làm web giá cao không nằm trong danh sách sản phẩm họ cần.

Điều đó cho thấy bán cái người ta cần luôn đơn giản hơn rất nhiều so với việc bán cái mình có. Bạn là người mới bắt đầu, không có lý do gì khi tự đi làm khó chính mình.

Vậy làm thế nào để tìm được nhu cầu của khách hàng?

Trên lý thuyết, việc tiến hành điều tra thị trường luôn mang lại hiệu quả đáng nể. Trong thực tế, không mấy người khởi nghiệp thực hiện được công đoạn này. Vậy họ đã làm gì? Cứ nhắm mắt làm liều rồi từ từ tính tiếp. Hay xã hội mênh mông, chín người mười ý, biết đâu mà lần, cứ làm đi, tới bước nào tính bước đó?… Đây chính là cái bẫy được ngụy trang khéo léo nhất dành cho tất cả mọi người lần đầu đi kinh doanh. Cái bẫy thiếu định hướng.

Internet phát triển, đặc biệt sự bùng nổ của mạng xã hội đã mở ra con đường thuận tiện hơn rất nhiều cho người kinh doanh Trong đó, việc tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng không còn là vấn đề quá nan giải. Hãy thử:

1. Lướt một vòng qua các diễn đàn, các trang mạng xã hội như facebook, zalo, twitter,… bạn sẽ nhận ra có rất nhiều vấn đề là điểm quan tâm chung của nhiều người. Lọc ra xem những sản phẩm hay dich vụ nào cộng đồng cư dân mạng quan tâm đặt câu hỏi tìm hiểu nhiều nhất. Trong mớ bòng bong đó, bạn có thể cung cấp thứ gì? Trả lời xong câu hỏi này, xem như bạn đã đi được một bước an toàn về phía thị trường kinh doanh online.

2. Lazada, tiki, shoppee,… là nơi cung cấp cho bạn rất nhiều gợi ý “chất” về sản phẩm mà mình sẽ lựa chọn để kinh doanh. Cách thức rất đơn giản. Hãy dành thời gian để lọc ra xem những sản phẩm gì nhận được nhiều quan tâm, bình luận, đánh giá hay bán chạy nhất trên các trang bán hàng đắt đỏ này. Từ đó rút ra sản phẩm riêng dành cho kế hoạch “làm ăn” của mình nhé.

3. Cách thứ ba chính là sử dụng công cụ tìm kiếm của Google. Đặc biệt công cụ tìm kiếm từ khóa – keyword planner, sẽ cho bạn kết quả hoàn hảo nhất. Khi bạn gõ từ khóa, Google sẽ đưa ra ước tínhsố lượng người tìm kiếm hàng tháng. Đó chính là căn cứ đáng nể để bạn tìm ra nhu cầu thực của khách hàng. Chẳng hạn, bạn muốn biết có bao nhiêu khách hàng có nhu cầu thiết kế website. Bạn gõ từ khóa thiết kế web vào Google keyword planner. Kết quả cho ra là từ 10.000 đến 100.000 lượt tìm kiếm mỗi tháng. Con số thật ấn tượng.

Vì thế, Google chính là công cụ mà nhiều chuyên gia kinh doanh online khuyên bạn nên dùng để tìm kiếm nhu cầu khách hàng. Nếu thông qua phương thức 1 và 2 bạn có thể nhận diện ra nhu cầu hiện thực của khách hàng thì Google sẽ giúp bạn ước lượng cả số lượng nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ để khởi nghiệp thành công. Một sản phẩm có lượt tìm kiếm cao tương ứng với sự quan tâm mà khách hàng dành cho sản phẩm đó lớn. Điều đó có nghĩa cơ hội dành cho người khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến càng rộng mở.

Tuy nhiên, công cụ Google keyword planner, với nhiều người, vẫn còn khá mới mẻ. Trong bài tiếp theo, chúng ta sẽ bàn sâu hơn về công cụ này. Các bạn quan tâm có thể chờ đọc bài tiếp theo nhé.

Bước 2: Tìm nguồn hàng hay dịch vụ để bán

Hoàn thành bước thứ nhất, bạn tìm ra được sản phẩm, dịch vụ thích hợp nhất với mình. Bạn sẵn sàng bỏ vốn và tiến hành kinh doanh. Bạn rất háo hức. Nhưng câu hỏi mới được đưa ra: “Nguồn hàng từ đâu?” “Làm sao để có giá tốt nhất?” “Chất lượng hàng hóa như thế nào?”

tìm kiếm nguồn hàng
Tìm kiếm nguồn hàng rất quan trọng.

Trừ một vài trường hợp người kinh doanh có thể tự sản xuất sản phẩm hoặc có nguồn cung cấp hàng từ trước, hầu hết chúng ta, khi bắt tay vào kinh doanh, công đoạn tìm kiếm nguồn hàng chưa bao giờ trở nên đơn giản. Nguồn hàng dành cho người kinh doanh online thành công đòi hỏi phải rẻ, chất lượng, hợp mẫu mã và luôn cập nhật mẫu mới lẫn giá cả theo quá trình thay đổi liên tục của thị trường.

Đặc biệt, khi chúng ta bắt tay vào kinh doanh trực tuyến lần đầu tiên, nguồn vốn chưa nhiều hoặc chưa sẵn sàng để bỏ ra khoản đầu tư lớn hơn cho sự khởi đầu còn nhiều lúng túng này. Vì vậy, bước tìm kiếm nguồn cung cấp tốt càng đòi hỏi người kinh doanh phải tập trung nhiều thời gian, suy nghĩ hơn.

Có hai địa chỉ cơ bản để người kinh doanh tìm kiếm nguồn hàng là: online và offline.

+ Tìm kiếm offline: Đơn giản thôi, các bạn tìm đến các chợ đầu mối, chợ bán sỉ bởi nơi đây gần như tập trung đông đủ tất cả các loại mặt hàng. Tuy nhiên, giá cả luôn có sự chênh lệch rất lớn giữa mua lẻ và mua số lượng lớn. Có rất nhiều mức giá được đưa ra cũng như chất lượng sản phẩm hoàn toàn không giống nhau. Bạn cần hết sức tinh ý để nhận ra chất lượng sản phẩm. Điều này phụ thuộc vào kiến thức mà bạn chuẩn bị từ trước. Thỏa thuận về giá cả cũng hết sức quan trọng.

Ngoài ra, các nhà sản xuất xung quanh bạn cũng là nơi cung cấp sản phẩm lý tưởng. Họ cần bạn giống như bạn cần họ vậy. Vì vậy, việc trao đổi hợp tác luôn dễ dàng hơn rất nhiều. Ví dụ nhé, bạn muốn kinh doanh mặt hàng thời trang. Việt Nam là nước xuất khẩu quần áo may mặt sẵn khá lớn. Không khó để bạn tìm thấy một nhà sản xuất sản phẩm thời trang. Nhưng bạn là người mới bắt đầu, hãy lựa chọn trong danh sách mình có những cơ sở sản xuất nhỏ hơn. Vấn đề còn lại nằm ở khả năng đàm phán của bạn.

+ Tìm kiếm online: Có rất nhiều địa chỉ bán sỉ online. Tuy nhiên, địa chỉ tốt nhất là Alibaba.com. Nó gần như có đủ mọi mặt hàng cần thiết dành cho giới kinh doanh online. Một mặt hàng có thể có nhiều nhà cung cấp, nhiều thương hiệu tương tự nhau. Hãy bình tĩnh kiểm tra giá cả, chất lượng của từng nhà cung cấp đưa ra. Phần nhận xét, đánh giá bên dưới sản phẩm luôn là gợi ý xác đáng dành cho bạn. Đừng bỏ qua bước này nhé.

Đã có nguồn hàng, chúng ta bán nó như thế nào để mang lại hiệu quả? Hãy đi bước tiếp theo.

Bước 3: Viết bản giới thiệu về sản phẩm của mình

Một khách hàng, khi tìm kiếm sản phẩm trên mạng, thứ họ nhìn thấy không hẳn chỉ là hình ảnh của sản phẩm. Nó bao gồm tất cả những thông tin của mặt hàng mà bạn muốn giới thiệu đến họ. Bảng giới thiệu càng hay, càng chi tiết càng dễ thuyết phục người mua tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của bạn. Vì, người mua hàng online không thể sờ mó hay nhìn trực tiếp sản phẩm của bạn, vì vậy, họ tin vào những gì bạn viết ở bảng giới thiệu.

Viết giới thiệu về sản phẩm
Viết giới thiệu về sản phẩm

Tất nhiên, bạn cần viết đúng và đủ, không viết thêm quá nhiều, thổi phồng quá đáng về chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng luôn e ngại hình ảnh online không chê vào đâu được nhưng chất lượng trao tay lại “méo mặt”. Đó là con đường ngắn nhất đi đến bước “khai tử” sự nghiệp kinh doanh online của mình.

Để có bảng giới thiệu thu hút người đọc, cần chú ý:

  1. Đặt tiêu đề hấp dẫn nhằm khơi gợi sự tò mò, quan tâm của người xem.
  2. Mô tả chi tiết về công năng, tính chất của sản phẩm, dịch vụ nhằm trả lời thỏa đáng câu hỏi: Sản phẩm giải quyết được vấn đề gì của khách hàng?
  3. Bảng giới thiệu cần hết sức gần gủi, dễ hiểu, đơn giản. Tránh cầu kỳ, hoa mỹ. Nó phải thực hiện tốt nhất nhiệm vụ trung gian giữa người bán và người mua, tạo ra mối giao lưu thân thiện, rút ngắn khoảng cách không thể nhìn thấy giữa bạn và khách hàng.
  4. Đừng bỏ qua phần nhận xét, đánh giá của khách hàng. Đây là yếu tố sống còn cho con đường phát triển trong sự nghiệp kinh doanh online của bạn. Một đánh giá tốt sẽ giúp bạn tạo dựng niềm tin với những khách hàng tiếp theo. Hãy đưa nó vào đây như lời khẳng định cho chất lượng sản phẩm của bạn.
  5. Giải thích rõ ràng nhất về những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.
  6. Đối với các chương trình khuyến mãi, hãy nêu đầy đủ, chi tiết về nó. Tránh để khách hàng hiểu nhầm người kinh doanh đang “treo đầu dê, bán thịt chó”.
  7. Đưa ra và thực hiện nghiêm túc cam kết về chất lượng sản phẩm, dịch vụ bạn đang bán cho khách hàng.
  8. Tạo ra tính cấp bách cho hành động của khách hàng, ví dụ: mua ngay để được nhận khuyến mãi; còn 1 ngày khuyến mãi cuối cùng;còn 4 giờ mua hàng để được ship miễn phí…
  9. Chèn lời đề nghị mà bạn mong muốn khách hàng thực hiện, như: mua ngay sản phẩm, đăng ký ngay, nhận thông báo sản phẩm, thêm vào giỏ hàng, nhận thông báo chương trình khuyến mãi,…

Bảng giới thiệu sản phẩm hiệu quả là bảng giới thiệu tạo được cầu nối với khách hàng. Gia tăng niềm tin cho người đọc. Đồng thời giúp người đọc thấy hết được những lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ mang lại cho họ. Hãy viết nó bằng tâm thế, suy nghĩ của khách hàng, bạn sẽ chiếm được niềm tin của họ. Một người kinh doanh online hiệu quả là người biết đầu tư tâm sức, thời gian hợp lý cho mục giới thiệu sản phẩm vô cùng quan trọng này. Khách hàng chỉ bấm nút mua hàng khi và chỉ khi họ có đủ niềm tin với bạn.

Sau khi viết xong mục giới thiệu, bạn sẽ sử dụng bài viết này như thế nào, đưa nó đi đâu?

Bước 4: Thiết kế một website bán hàng hiệu quả

Rất nhiều ý kiến cho rằng họ đã thành công dù chỉ bán hàng trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo, instagram (xem cách tăng người theo dõi Instagram),… Vậy cần gì một website để gia tăng chi phí? Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Bởi nó chỉ đúng với những cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, và tức thời. Nếu bạn muốn kinh doanh nghiêm túc, hướng tới sự phát triển bền vững, lâu dài, bạn chắc chắn phải có một website giới thiệu cho riêng mình.

Nguyên nhân đầu tiên nằm ở tính bấp bênh, thiếu độ tin cậy của một địa chỉ trên không gian mạng xã hội. Khi không có đủ niềm tin bạn sẽ khó có thể bán được một sản phẩm có giá trị cho người mua.

Thử nhé, bạn đã bao giờ chi một khoản tiền bằng một phần ba tháng lương trở lên cho bất kỳ sản phẩm gì được bán từ facebook mà không hề biết nó là của ai, ở đâu?

Niềm tin chính là cầu nối liên kết giữa người bán và người mua, nó không nằm ở mạng xã hội. Người tiêu dùng ngày nay rất thông minh, họ chỉ mua sản phẩm từ mạng xã hội khi nó có giá cả và công năng sử dụng đơn giản như “mì ăn liền”.

thiet ke website ban hang
Chọn thiết kế website bán hàng hiệu quả

Thứ hai, đa số khách hàng tốt không tìm đến mạng xã hội để mua sắm. Khi họ quyết định chi một khoản tiền đáng kể nào đó, họ sẽ rời xa mạng xã hội. Google trở thành công cụ tìm kiếm đáng tin cậy. Một website sáng sủa, tối ưu được xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm quyền lực – Google, luôn mang lại cho chủ nhân của nó nguồn thu nhập đáng mơ ước. Đó cũng là lý do vì sao hầu hết các nhãn hàng tên tuổi không thể không có một website giới thiệu sản phẩm.

Tất nhiên, sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm, thu hút nguồn khách hàng chưa bao giờ là cách làm thiếu thông minh. Nhưng bạn muốn vượt lên, muốn đứng vững và tiến xa, bạn chắc chắn phải có một trang web.

Để sở hữu một website bán hàng online không tốn nhiều chi phí hay khó khăn như tư duy vốn có lâu nay của cộng đồng. ThomWebsite.com luôn có các gói thiết kế web giá dao động trên dưới một triệu đồng. Đảm bảo cho bạn trang giới thiệu online đẹp, chuyên nghiệp, tối ưu như mong muốn.

Nếu bạn có thể tự mình xây dựng hay thuê đơn vị khác tạo website bán hàng, hãy nhớ tối ưu nó bằng các lưu ý sau:

  1. Đẹp nhưng bắt buộc phải đơn giản để mang lại hiệu quả. Đặt biệt cho việc tăng tốc tải trang web nhanh chóng.
  2. Chọn font chữ thích hợp cho mọi thông tin bạn viết trên đó. Arial và Time New Roman là những font chữ thích hợp.
  3. Màu sắc chủ đạo dành cho trang web không nên vượt quá con số 3.
  4. Không được lạm dụng banner trình diễn, hình ảnh, âm thanh, video.
  5. Nên có một phần thiết kế nhỏ để sưu tập email của khách hàng viếng thăm trang web.
  6. Đơn giản các bước mua hàng đến mức có thể.
  7. Làm cho trang web bán hàng trở nên thân thiện với người xem. Không trình bày quá nhiều thứ lên trang chủ.

Bước 5: Sử dụng công cụ tìm kiếm để gia tăng lượng truy cập đến trang web

Với những trang web mới, lượng truy cập không nhiều, lúc này bạn có thể mua quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google, để gia tăng lượng khách hàng ban đầu. Đây cũng là phương thức quảng bá website và thương hiệu mà bạn muốn phát triển, nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, việc thử nghiệm mua quảng cáo trên Google sẽ cho phép bạn biết được sản phẩm, dịch vụ nào trên web của mình được nhiều khách hàng quan tâm nhất. Từ đó, đưa ra định hướng tập trung tối ưu nội dung website nhằm tăng cường hiển thị trên Google. Vạch ra kế hoạch rõ ràng cho chiến lược phát triển lâu dài.

quảng cáo trên google
Quảng cáo trên Google là thử nghiệm nên thực hiện

Trong kinh doanh online, thứ hạng cao trên Google chưa bao giờ thôi là mong ước của các cửa hàng, doanh nghiệp. Thế nhưng, môi trường Google hoàn toàn không phẳng lặng như nhiều người tưởng. Cạnh tranh thứ hạng trên Google hiện nay thật sự khốc liệt.

Đừng bao giờ lầm tưởng rằng thiết kế một trang web đẹp, sặc sở, banner nhấp nháy đầy ấn tượng, cộng thêm vô số video đủ các thể loại là sẽ có nhiều truy cập hoặc nghiễm nhiên lọt vào trang đầu tìm kiếm Google.

Ví dụ thế này nhé, bạn vào công cụ tìm kiếm của Google và gõ từ khóa bất kỳ như: “Quần áo trẻ em”. Google cho ra 52.800.000 kết quả trong vòng 0,51 giây. Trong 52.800.000 kết quả đó ai sẽ được lên đầu? Người mới bước vào cuộc chơi hay người đã thật sự bỏ ra rất rất nhiều công sức và tâm huyết vào trang web của mình.

Bạn là người mới, trong cuộc đua bước ra biển lớn này, hãy bơi thận trọng từng bước một. Bơi chắc chắn, chăm chỉ với tất cả nổ lực của mình. Thành công sẽ đến với bạn. Quả ngọt không bao giờ sinh ra chỉ sau vài ngày chăm sóc.

Nên nhớ, nếu bạn là người mới, bạn không nằm trong top đầu, đừng lo. Còn có rất nhiều người ở phía sau, họ cũng có mong muốn như bạn. Bơi được đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào chính nổ lực của bạn.

Tất nhiên, nếu bạn chấp nhận trả tiền quảng cáo, không còn bàn cải gì nhiều, Google sẽ đưa bạn lên đầu và tính phí cho mỗi cái nhấp chuột. Đương nhiên, khi nguồn kính phí dành cho quảng cáo không còn, trang web của bạn sẽ lại về đúng vị trí vốn có của nó.

Điều chắc chắn không thể chối cải là: khi trang web của bạn đã có vị trí đứng đáng ngưỡng mộ trên Google, lợi ích bạn thu về vô cùng xứng đáng. Sự nghiệp bán hàng online của bạn xem như chạm đến ngưỡng cửa đầu tiên của sự thành công.

Bước 6: Sử dụng sức mạnh mạng xã hội như một kênh marketing

Không ai có thể phủ nhận sức mạnh của mạng xã hội. Chúng có độ phủ và sức lan truyền đáng nể, thậm chí vượt quá sự tưởng tượng và mong đợi của chúng ta.

Do đó, bạn không thể bỏ qua kênh marketing đầy tiềm năng này nhằm tăng cường khả năng nhận biết thương hiệu doanh nghiệp haycửa hàng online của mình.

mạng xã hội
Sử dụng mạng xã hội như một kênh marketing

Tuy nhiên, mỗi trang mạng xã hội đều có thế mạnh riêng của mình để tồn tại. Do đó, bạn phải hiểu rõ đối tượng khách hàng của mình là ai để có chiến lược tiếp thị hiệu quả.

Ví dụ: Với facebook: khách hàng vô cùng đa dạng. Từ khách hàng bình dân đến dân văn phòng, các mẹ bỉm sữa hay các em tuổi teen,… Lúc đó, xác định xem sản phẩm của bạn dành cho đối tượng nào chính. Khu biệt lại để có thể tham gia một cách hiệu vào các hội, nhóm hoặc đưa ra cách quảng cáo, tiếp cận phù hợp nhất.

Twitter thường chỉ dành cho các doanh nghiệp.

Zalo có đối tượng khách hàng bao gồm những người nằm trong danh bạ điện thoại của bạn. Vì vậy, nó tương đối hạn chế nhưng bạn gần như hiểu họ là ai, đã sử dụng sản phẩm của bạn chưa,… Nhờ đó, cách tiếp cận thường đơn giản hơn nhiều.

Mặc dù có sức mạnh lan tỏa lớn, nhưng hầu hết những người kinh doanh online thành công đều thừa nhận rằng: khách hàng tốt, có độ chi tiêu lớn không chọn mua hàng qua mạng xã hội.

Chính vì lẽ đó, chỉ nên xem mạng xã hội như phương thức để mang lại cho website của mình lượng truy cập cao hơn. Đồng thời góp phần nâng cao thứ hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm quyền lực Google.

Thứ hạng cao trên Google sẽ mở ra cho bạn con đường tươi sáng đi đến thành công.

Bước 7: Tận dụng sức mạnh tiếp thị email

Có được danh sách email của những khách hàng từng ghé xem trang web là hết sức quan trọng. Bởi một khi họ ghé lại website của bạn cũng gần đồng nghĩa với việc họ dành sự quan tâm nhất định nào đó cho sản phẩm của bạn.

Càng tìm năng hơn khi khách hàng sẵn sàng đăng ký email để nhận thông tin sản phẩm mà bạn gởi đến họ. Vậy, vì sao không gợi mở để khách hàng nhớ đến bạn

Khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm nằng này sang khách hàng thực sự tương đối cao.

Quảng cáo qua email
Quảng cáo qua email là hình thức rẻ mà hiệu quả

Đồng thời, gửi email tiếp thị hiện tại là một trong những phương thức marketing rẻ tiền nhất, mà hiệu quả khá tốt. Do đó, đừng quên:

  1. Đưa ra lịch trình gửi đến khách hàng các thông tin bổ ích về dịch vụ, sản phẩm mà bạn có một cách đều đặn.
  2. Giữ liên lạc thường xuyên bất kể đó chưa là khách hàng, hay đã là khách hàng.
  3. Sử dụng phần mềm gửi email marketing hiệu quả kèm thống kê hành động của khách hàng. Công cụ này giúp bạn biết được ai đã từng mở mail, nhấp chuột lên đường dẫn… Gợi ý công cụ hữu hiệu dành cho bạn là: mailchimp.com.

Bước 8: Làm bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong lĩnh vực bạn kinh doanh

Khách hàng sẽ tin bạn, và cả Google cũng sẽ tin bạn nếu bạn thực sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực mình đang kinh doanh.

Bằng cách nào? Cách hữu hiệu nhất không nằm ngoài việc cung cấp cho khách hàng những thông tin bổ ích nhất mà bạn có về sản phẩm đang kinh doanh. Càng nhiều, càng rõ ràng, chi tiết càng tốt.

lam viec chuyen nghiep
Làm việc thật chuyên nghiệp để tạo niềm tin

Đồng thời, hãy thể hiện cho mọi người thấy sự hiểu biết chuyên nghiệp của mình thông qua việc trả lời chân tình, đầy đủ các câu hỏi mà từng thành viên đặt ra trên các diễn đàn, hội, nhóm liên quan đến sản phẩm của bạn.

Ngoài ra, việc tham gia vào các hội nhóm hay diễn đàn thiếu chọn lọc, vô bổ chỉ khiến bạn mất thời gian vô ích. Tương tự, những câu trả lời qua loa, thiếu thông tin lẫn sự chân thành cũng sẽ trở nên lãng phí, thậm chí mang lại tác dụng ngược khi mà người đọc đánh giá bạn thấp, thiếu tin cậy.

Kết quả hướng đến cuối cùng là giúp người đọc hiểu ra sản phẩm của bạn cũng đáng tin cậy và chất lượng như những gì bạn viết ra cho họ đọc vậy.

Bước 9: Duy trì khách hàng hiện tại và chăm sóc cho tương lai

Có nhiều người nghĩ rằng, khách hàng mua được hàng rồi thì họ sẽ mua lại lần nữa. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp bỏ quên việc chăm sóc khách hàng hiện tại đang có mà lao theo cuộc đua tìm kiếm khách hàng mới.

Cach giu chan khach hang hien tai
Học cách giữ chân khách hàng hiện tại đúng cách

Khách hàng hiện tại của bạn cũng sẽ là khách hàng tương lai. Họ sẽ mua lại sản phẩm của bạn khi được chăm sóc tận tình, cùng niềm tin vững chắc.

Nếu không làm được điều đó, họ sẽ tìm người cung cấp mới. Nên nhớ, hiện nay trên thị trường, một sản phẩm, dịch vụ nào đó luôn có rất nhiều thương hiệu và nhà cung cấp tương tự cạnh tranh nhau. Không khó để khách hàng tìm ra đơn vị cung cấp mới có chất lượng lẫn giá cả hợp lý.

Do vậy, việc chăm sóc khách hàng hiện tại vô cùng quan trọng. Tỉ lệ mua hàng lần hai, ba ở đối tượng này rất cao, trên 30%.

Đồng thời, việc chăm sóc khách hàng hiện tại rẻ hơn rất nhiều so với việc tìm khách hàng mới.

Rất nhiều cơ sở kinh doanh đưa kế hoạch chăm sóc khách hàng cũ vào danh sánh công việc ưu tiên. Nó bao gồm những động tác như:

  1. Giới thiệu, cung cấp các sản phẩm bổ sung cho sản phẩm mà khách hàng đã mua trước đó.
  2. Tặng phiếu mua hàng giảm giá,thẻ thành viên, thẻ khách hàng ưu tiên,… để người mua được ưu tiên phục vụ cho lần mua hàng hay sử dụng dịch vụ tiếp theo.
  3. Đưa ra chính sách khuyến mãi, giảm giá hợp lý cho những khách hàng mua tiếp sản phẩm, dịch vụ thứ hai, ba,… của cửa hàng mình.
  4. Lên lịch gửi tin nhắn, gọi điện thoại hỏi thăm nhóm khách hàng này cũng là việc làm cần thiết không nên bỏ qua.

Tóm lại:

Internet phát triển nhanh chóng và trở thành một phần cuộc sống của mỗi chúng ta đã mở ra cơ hội lẫn thách thức cho tất cả mọi người.

Trong đó, tận dụng được cơ hội kinh doanh online sẽ góp phần mang lại những thay đổi đáng kể cho cuộc sống. Sự thành công của việc kinh doanh trong thời đại số luôn là thứ “quả ngọt” được nhiều người mơ ước. Vì thế, nếu bạn đã thật sự sẵn sàng, hãy bắt đầu ngay từ hôm nay.

9 bước kinh doanh online hiệu quả trên được đúc rút từ kinh nghiệm của những người kinh doanh online thành công sẽ giúp bạn có bước khởi đầu vững vàng. Là tiền đề cho sự nghiệp kinh doanh trực tuyến của bạn thuận lợi đi đến phát triển thành công.

Đây cũng là phép tham chiếu cho những ai đã, đang kinh doanh online. Nó giúp bạn định hình lại con đường đi của mình nhằm hướng tới đích mới tươi sáng hơn. Thành công luôn chờ đón các bạn ở phía trước nếu hôm nay bạn nổ lực hết mình, chăm chỉ bước về phía trước từng bước đi chắc chắn vững vàng.

Các bước hướng dẫn việc kinh doanh trực tuyến trên sẽ dẫn đường cho bạn đi dúng hướng để tiến tới thành công trong công việc.

Nhận xét